<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

12 ĐIỀU CẦN LÀM NGAY VỚI EMAIL MARKETING TRONG NĂM 2019

By Thuỷ Bùi Minh

Email marketing là một công cụ mạnh mẽ thúc đẩy khách hàng tương tác và nuôi dưỡng leads hiệu quả trong suốt hành trình khách hàng (buyer's journey).

Mặc cho nhiều người nghĩ rằng nó đã lỗi thời, email vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và là phần không thể thiếu trong quá trình làm marketing automation: Riêng Gmail hiện đã có 1 tỷ người dùng toàn thế giới, và tập đoàn Radicati nhận định sẽ có tới 3 tỷ người dùng email vào năm 2020 (gần một nửa dân số thế giới).

Chắc chắn rằng, email chưa bao giờ chết, chỉ là càng ngày nó càng khó hơn mà thôi. Vậy, cách làm email marketing hiệu quả là gì? Để có thể tăng trưởng bền vững, bạn nên bắt đầu từ đâu, tránh và giữ vững những điều gì trong năm 2019?

Cách để tối ưu hóa Email Marketing trong năm 2019

blog-tối-ưu-hóa-email-marketing

1.Gửi emails đến danh sách những người thực sự muốn nhận thông tin từ bạn.

Nếu bạn có một danh sách những emails với tỷ lệ mở email và tương tác thấp, đừng gửi thông tin đến họ nữa. Mỗi khi bạn gửi thông tin đến những nhóm như vậy, vô hình chung bạn sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của mình và mất đi cơ hội kết nối với những khách hàng tiềm năng khác.

Monaghan đã từng nói: “You are what you eat, and so is your marketing” (Tạm dịch: Những gì bạn ăn phản ánh bản thân bạn, và cách bạn làm marketing cũng như vậy). Nếu bạn nhận được hàng tá emails từ những thương hiệu bạn không muốn tương tác, ngồi xóa chúng đi liên tục hay phải đánh dấu “đã đọc” cho từng email thực sự mệt mỏi. Hãy thông cảm với subscribers và đối đãi với hòm thư của họ như cách bạn muốn hòm thư của mình được đối đãi.

2. Vạch ra mục tiêu rõ ràng cho từng email trước khi bạn nhấn nút “gửi đi”.

Nếu bạn không có mục tiêu trong đầu cho những emails bạn gửi đi, người nhận cũng sẽ không biết họ nhận email này để làm gì. Một khi bạn xác định được mục tiêu cho những emails bạn sắp gửi, bạn sẽ biết cần làm gì để thành công và có kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó.

Mục tiêu cho emails có thể bao gồm: người nhận điền một biểu mẫu dài để nhận được tài liệu hoặc mã code khuyến mại họ mong muốn, qua đó công ty bạn nhận được nhiều thông tin hơn về khách hàng của mình.

Hãy đưa cho người nhận nhiều sự lựa chọn, ví dụ như nút calls-to-action hoặc links-in-text (click vào link trong tin nhắn), như thế họ sẽ có nhiều cách khiến bạn đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Hành vi của mỗi người là khác nhau nên hãy khiến emails linh hoạt hết mức có thể.

3. Cá nhân hóa và test thử emails trước khi gửi.

Việc cá nhân hóa email có tác dụng rất tốt. Rõ ràng những emails với tên của người nhận ở tiêu đề có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn những email không có.

Khi nhắc đến việc cá nhân hóa emails, hãy bắt đầu từ những bước căn bản nhất. Cá nhân hóa tên người nhận và tên công ty, nhưng đừng đi sâu hơn vào thông tin cá nhân khiến người đọc sợ, hãy dừng lại ở những thông tin cơ bản.

Không gì gần gũi bằng nhận được một email với tên của mình trong đó, hãy test thử từng email để chắc chắn rằng email bạn gửi có tên của người nhận.

4.Gửi emails từ tài khoản cá nhân.

Đừng gửi emails từ một tài khoản “noreply”. Việc cá nhân hóa xuất phát từ chính tên người gửi. Tăng sự tương tác bằng cách cá nhân hóa địa chỉ gửi ở phần “from” và khiến khách hàng cảm giác như họ đang trả lời cho một người cụ thể thay vì cho một email kiểu noreply@company.com.

5.Thử nghiệm gửi emails vào những ngày khác nhau trong tuần.

Nghiêm túc mà nói, hãy dừng ngay việc gửi emails vào ngày thứ 3 hàng tuần.

Thứ 3, thứ 4 và thứ 5 là những ngày phổ biến nhất để gửi emails, nhưng việc quá nhiều người cùng gửi emails vào những ngày như vậy khiến việc này trở nên bão hòa và người nhận chán nản. Nếu bạn muốn emails của mình được mở, hãy thử gửi cho họ vào thứ 2 hoặc thứ 6. Dù biết những emails có nút calls-to-action thường có chỉ số tốt hơn khi được gửi vào thứ 7, nhưng cũng đừng ngần ngại và thử gửi chúng vào các ngày khác trong tuần.

Trong bất kì trường hợp nào, hãy thử nhiều cách tiếp cận để khiến subcribers của bạn không bị quá tải email từ thứ 3 đến thứ 5 - ngày mà hầu hết các emails về công việc của họ được ưu tiên hàng đầu.

6.Tập trung tương tác với những người đã điền thông tin vào biểu mẫu của bạn.

Khi một người điền thông tin vào một biểu mẫu (form) và cung cấp địa chỉ email của họ, tỷ lệ tương tác của những người đó thường cao hơn những người mà bạn tự nhập thông tin từ một danh sách bạn kiếm được hoặc mua (cold contacts). Đó là bởi những người nhận này muốn nhận thông tin và lựa chọn tương tác với chính nội dung bạn đã cung cấp trước đó và họ thể hiện điều này bằng cách điền vào biểu mẫu. Đây là bằng chứng cho thấy nguyên lý về inbound marketing hiệu quả đối với email marketers.

Vì thế, đừng tốn tiền mua những danh sách email nữa, việc này chỉ khiến thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng và gây phiền toái đến những người không thực sự muốn nhận thông tin của bạn mà thôi.

7. Loại bỏ những Subcribers không tương tác để tránh gửi cho họ Graymail.

Graymail là những bản tin mà Subcribers đã đăng kí nhận, nhưng hầu như là những email mà không mong muốn. Bạn có thể đang gửi đi những tin spam mà không hề hay biết, đó là bởi vì định nghĩa spam đã thay đổi. Graymail không hẳn là những email spam bởi vì người nhận tự nguyện đưa cho bạn thông tin của họ, nhưng sau đó, họ không hề động vào những email họ đã đăng ký nhận. Tỷ lệ tương tác sẽ trở nên trì trệ nếu người nhận không mở email đầu tiên, và nếu họ vẫn cứ tiếp tục lờ đi, khả năng họ không mở tất cả các email từ bạn trong tương lai là rất lớn. 

Dừng gửi Graymail lại, và tìm hiểu nguyên do tại sao họ không mở emails của bạn để thay đổi. Bắt đầu loại bỏ những subscribers không tương tác ra khỏi danh sách. Bằng cách đó, tỷ lệ mở của bạn sẽ tăng, minh chứng cho việc bạn thực sự quan tâm đến hành vi của khách hàng.

8. Nếu người nhận Unsubscribe email của bạn, đừng vội lo lắng.

Bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người, và việc unsubscribes sẽ xảy ra. May mắn là, những subscribers của bạn không đánh dấu email của bạn là spam, họ chỉ đang thông báo, một cách lịch sự nhất, rằng họ không hứng thú nhận thông tin từ bạn nữa.

Đừng lo lắng vội, nhưng nếu việc unsubcribing vẫn tiếp tục xảy ra, hãy đi tìm hiểu nguyên nhân. Cân nhắc việc loại bỏ những subscribers ít tương tác hoặc gửi ít emails cho họ hơn.

9. Nếu người nhận không mở emails của bạn, hãy tìm hiểu thật nhanh nguyên nhân.

Nếu tỷ lệ mở mail của bạn quá thấp so với mục tiêu ban đầu, điều đó có nghĩa rằng bạn đang không đáp ứng được nhu cầu của người nhận và bạn nên chuẩn bị cho việc doanh thu sẽ không đạt như mong muốn. Đây là chỉ số hàng đầu cho thấy rằng sẽ có những phàn nàn về việc spam và unsubcribing, và bạn cần ngay lập tức loại bỏ những người nhận không tương tác và bắt đầu cải thiện email của mình. Thử nghiệm nhiều emails khác nhau để xem có thể cải thiện tỷ lệ mở không.

10. Khi bị đánh dấu là spam, dừng ngay lập tức việc gửi email cho họ và tìm ngọn nguồn của vấn đề.

Nếu bạn bị đánh dấu là spam, danh tiếng tên miền của bạn sẽ bị ảnh hưởng, và rất có thể bạn sẽ bị cho vào blacklist của những nhà cung cấp email (email providers). Dù những phàn nàn về spam đến từ bất kì lý do nào đi nữa, từ từ hoặc dừng hẳn lại việc gửi emails cho đến khi bạn tìm ra nguyên nhân.

Nếu bạn không bị unsubscribe hoặc nhận được những phàn nàn về việc spam, điều đó không có nghĩa rằng email của bạn ổn -- tin nhắn của bạn có thể đã bị vào thẳng hòm thư rác của người nhận mà bạn không biết.

11. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi đặt tiêu đề.

Đừng viết những tiêu đề đánh lạc hướng. Khi người nhận click vào email của bạn, họ sẽ ngay lập tức thoát ra khi họ nhận thấy tiêu đề bạn viết không liên quan gì đến nội dung bên trong, bởi vậy mà tỷ lệ nhấp chuột sẽ bị ảnh hưởng. 

Để có kết quả tốt nhất, hãy tùy chỉnh, cá nhân hóa tiêu đề email và thử nghiệm với các biểu tượng cảm xúc (emojis). Tip cho bạn: Đọc tiêu đề lên thật to trước khi gửi nó đi. Nếu là bạn, bạn có mở nó không? 

12. Hãy nhớ: Dù email càng ngày càng khó, nó vẫn mang lại hiệu quả.

Qua từng năm, tỷ lệ tương tác ngày càng giảm, và sẽ khó khăn hơn để tiếp cận được vào hòm thư của người đọc. Nhưng không có nghĩa là email đang mất đi tính hiệu quả của nó, chỉ là càng ngày nó càng cạnh tranh mà thôi. Do đó, cần tập trung thử nghiệm những phương thức khác nhau và khiến khách hàng tiếp tục tương tác với emails của bạn.

Vậy, mấu chốt ở đây là gì? Thử nghiệm! Đối tượng tiềm năng của bạn và contacts bạn đang sẵn có đôi khi rất khác nhau, vì vậy cần chắc chắn rằng bạn luôn thử nghiệm những phương thức mới và trau chuốt chúng cho phù hợp với hành trình tương tác của người nhận.

 

lam-sao-de-thuc-hien-chien-dich-inbound-marketing

 

Tags: INBOUND MARKETING, MARKETING AUTOMATION, EMAIL MARKETING

Bạn đã tải bộ Template này chưa?

Bộ Template này giúp bạn lập kế hoạch các chiến dịch Social Marketing hiệu quả và dễ dàng hơn.

10templates-01-1