<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

4P giúp bạn khởi đầu chiến dịch Inbound Marketing

By Minh Công

Bạn đang có ý định triển khai chiến dịch Inbound Marketing cho Doanh nghiệp? Có quá nhiều việc phải làm mà bạn có thể không biết chính xác nên bắt đầu từ đâu.

Trong bài viết này, GrowSteak sẽ hướng dẫn bạn cách bắt đầu với công thức 4P để lập kế hoạch cho chiến dịch Inbound Marketing đầu tiên của bạn. Lưu ý: Đừng nhầm lẫn với 4P trong tiếp thị truyền thống, bộ P này dành riêng cho việc lên kế hoạch cho một chiến dịch Inbound Marketing, bao gồm: Persona (Chân dung khách hàng), Purpose (Mục đích), Promotion (Quảng bá) và Period (Thời gian).

 

4p trong inbound marketing

 

1. Personas - Chân dung khách hàng

Bạn sẽ nhắm đến ai?

Đây là một yếu tố quan trọng mà nhiều công ty thường bỏ qua dẫn đến thất bại trong chiến dịch Marketing. Khi đối tượng khách hàng của bạn quá rộng, bạn có thể gặp vấn đề chi quá nhiều tiền cho marketing mà không thu được khách hàng nào. Hãy phân tích khách hàng của bạn một cách có chiều sâu và cụ thể. Việc xác định personas (chân dung khách hàng mục tiêu) sẽ giúp bạn xác định được ai là khách hàng lý tưởng của bạn.

Hãy lưu ý, chân dung khách hàng mục tiêu không giống với thị trường mục tiêu. Bởi vì bạn sẽ tiếp cận đến cá nhân (giám đốc Marketing hoặc CEO) chứ không tiếp cận với công ty. Ví dụ: Chiến dịch của bạn sẽ nhắm đến ngành y tế (thị trường mục tiêu) hay Anh A, Giám đốc Marketing cho một công ty tư vấn công nghệ chăm sóc sức khỏe (chân dung khách hàng). Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt trong chiến dịch Marketing của bạn.

Bạn muốn chiến dịch Marketing đưa ra những thông điệp liên quan đến những người sẽ mua sản phẩm của bạn. Bắt đầu làm việc với personas ngay bây giờ để tối ưu chiến dịch Marketing của bạn.

4P-02

 

 

2. Purpose - Mục đích

Tại sao họ tìm kiếm thông tin?

Tương tác được với khách hàng khi họ có nhu cầu là một phần quan trọng trong hoạt động Inbound Marketing. Bạn sẽ cung cấp thông tin cho họ khi họ tìm kiếm trực tuyến chứ? Đối thủ của bạn có ở đó trước bạn?

Hãy suy nghĩ về những gì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ coi pain point (nhu cầu) của họ. Nếu bạn không biết - Hãy hỏi họ. Việc khảo sát những khách hàng hiện tại của bạn sẽ là phương pháp hiệu quả để tìm ra những vấn đề của họ mà bạn có thể giải quyết bằng chiến lược nội dung của bạn.

Sử dụng những thông tin bạn thu được sẽ giúp lập kế hoạch nội dung và những ưu đãi bạn sẽ sản xuất cho chiến dịch mới của mình. Chẳng hạn, chiến dịch của chúng tôi đang nhắm đến anh A, Giám đốc Marketing cho một công ty tư vấn công nghệ chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi biết rằng khách hàng mục tiêu của chúng tôi (Anh A) đang cố gắng tiếp cận CIO và CFO của các bệnh viện quy mô trung bình vì đây là khách hàng lý tưởng của anh A.

Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều khách hàng và chúng tôi nhận thấy rằng họ không biết làm cách nào là tốt nhất để tiếp cận những cá nhân này với thông điệp marketing của họ. Họ đang tích cực tìm kiếm những phương pháp tốt hơn để làm việc này. Đây thực sự là nội dung mà chúng tôi có thể tập trung vào

 

3. Promotion - Quảng cáo

Bạn sẽ quảng cáo nội dung của bạn ở đâu?

Ở bước này, bạn cần phải biết bạn đang cố gắng tiếp cận đến ai và tại sao họ quan tâm đến nội dung của bạn, chúng ta cần lên kế hoạch về nơi bạn muốn phân phối nội dung của mình để lên chiến lược.

Các bài đăng trên blog của bạn sẽ được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và hiển thị trong các kết quả tìm kiếm có liên quan, vì vậy hãy đảm bảo bạn sử dụng các tiêu đề khớp với những thuật ngữ mà khách hàng tiềm năng sẽ tìm kiếm. Một ví dụ về tiêu đề bài viết hay mà chúng tôi đang sử dụng là “Cách để tiếp cận CFO của các tổ chức về y tế”. Tiêu đề bài viết này có liên quan đến những gì mà chân dung khách hàng của chúng tôi đang cố gắng thực hiện.

Tăng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên đến website của bạn thường tốn nhiều thời gian. Bạn có thể xem xét tăng lưu lượng truy cập của mình thông qua tìm kiếm có trả tiền và quảng cáo trên mạng xã hội. Google, Facebook, LinkedIn và Twitter đều cung cấp các tùy chọn quảng cáo trả phí giúp bạn tăng lưu lượng truy cập. Một số loại quảng cáo còn cho phép bạn nhắm mục tiêu phù hợp.

Ví dụ, LinkedIn cho phép bạn nhắm mục tiêu đến các chức danh công việc cụ thể và thậm chí bạn còn có thể chạy các quảng cáo khác nhau cho mỗi công ty bạn đang nhắm mục tiêu. Giả sử, nếu tôi đang nhắm đến Anh A, Giám đốc Marketing cho một công ty tư vấn công nghệ chăm sóc sức khỏe, tôi có thể phân khúc đối tượng LinkedIn và chỉ quảng cáo nội dung của mình đến những người phù hợp với chân dung khách hàng.

Tôi đã tiết kiệm được rất nhiều tiền với một chiến dịch nhắm mục tiêu cụ thể thay vì thu hẹp phạm vi. Đây là một ví dụ về việc bổ sung lưu lượng truy cập thông qua quảng cáo trả tiền, bên cạnh lưu lượng truy cập tự nhiên để thu hút khách hàng mục tiêu đến với nội dung của bạn

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần phải nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu của bạn thường tập trung ở đâu (Facebook, LinkedIn,...). Hãy tham gia các nhóm trên Facebook và LinkedIn, đọc và bình luận trong các bài blog thuộc lĩnh vực của bạn, việc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của bạn.

>>> Đọc thêm: Trở thành chuyên gia viết nội dung Marketing trên LinkedIn

4. Period - Thời gian

Chiến dịch của bạn sẽ kéo dài trong bao lâu?

Tôi đã đề cập đến sức mạnh của lưu lượng truy cập tự nhiên với SEO. Đầu tiên, nó miễn phí và có lợi cho những nội dung được xếp hạng cao trên Google và Bing. Thứ hai, nội dung của bạn trở thành một tài sản bền vững. Lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền sẽ không dừng khi bạn ngừng mua quảng cáo. Nó vẫn ở đó và mang lại lưu lượng truy cập mới mỗi ngày. Vì vậy, trong vấn đề này, chiến dịch của bạn là vô thời hạn.

Tuy nhiên, câu hỏi có thể bạn sẽ băn khoăn đó là bao lâu bạn nên làm mới nội dung đó và bạn nên chạy quảng cáo cho nội dung đó trong bao lâu. Điều đó, phần lớn là tùy thuộc vào bạn.

Bạn nên có khung thời gian cho mỗi hoạt động nhất định. Ngày kết thúc không nhất thiết có nghĩa là bạn phải ngừng sản xuất nội dung cho chủ đề đó hoặc bạn phải dừng lưu lượng truy cập với quảng cáo phải trả tiền. Mục đích của việc giới hạn thời gian là ở cuối của chiến dịch, bạn sẽ có cơ hội để suy ngẫm, đánh giá kết quả từ đó thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào để tối ưu chiến dịch hơn.

Hãy đặt deadline để bạn có thể đánh giá lại tiến trình của chiến dịch trước khi bạn bắt đầu sản xuất nội dung mới. Điều này sẽ giúp bạn biết bạn cần tạo bao nhiêu nội dung mới và cho phép bạn cấu trúc công việc hơn.

Như vậy, từ 4P ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những bước cơ bản để thực hiện một chiến lược Inbound Marketing riêng cho doanh nghiệp của mình. Tìm hiểu thêm chi tiết các bước triển khai một chiến dịch Inbound Marketing hoàn chỉnh trong ebook dưới đây của chúng tôi.

lam-sao-de-thuc-hien-chien-dich-inbound-marketing

Tags: INBOUND MARKETING

Bạn đã tải bộ Template này chưa?

Bộ Template này giúp bạn lập kế hoạch các chiến dịch Social Marketing hiệu quả và dễ dàng hơn.

10templates-01-1