<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

7 dấu hiệu doanh nghiệp đang cần phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

By Thuỷ Bùi Minh

Việc phải thay đổi hoặc áp dụng các công cụ hay quy trình làm việc mới có thể là quyết định lớn của doanh nghiệp, đặc biệt khi các công cụ hoặc quy trình này đòi hỏi phải đầu tư một lượng lớn nguồn lực cũng như tiền của và ảnh hưởng đến hệ thống quản lý quan hệ khách hàng.

 

phan mem CRM

Nếu bạn đang đọc bài viết này, hẳn bạn đang nghiên cứu về hệ thống CRM và đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi liệu việc sử dụng hệ thống CRM có phù hợp với công ty của mình hay không. Việc áp dụng CRM sẽ ảnh hưởng thế nào đến sale, marketing? và cả dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn? Mất bao lâu thì sẽ thấy kết quả khi sử dụng CRM? 

Sau đây là 7 dấu hiệu công ty bạn đang cần một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM để vận hành trơn tru hơn. 

1. Hiệu quả công việc/năng suất công việc thấp

Những công cụ quen thuộc như bảng tính hoặc giấy tờ tốn của bạn kha khá thời gian, trong khi có những cách tốt hơn để tối ưu công việc. Một phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM sẽ thay thế tất cả quá trình thủ công bằng cách tự động hóa việc nhập số liệu và các tác vụ lặp đi lặp lại, mang đến 1 giao diện làm việc chung và duy nhất cho đội ngũ nhân viên (không còn phải sử dụng email qua lại).

CRM sẽ không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng khả năng thành công của sales lên đến hơn 41% trên mỗi nhân viên bán hàng.

2. Không có sự kết nối giữa các phòng ban trong quá trình làm việc

Có một điều có thể xảy ra trong doanh nghiệp đó là khi các phòng ban khác nhau quá mải mê và tập trung vào công việc hàng ngày của họ mà không kịp cập nhật về công việc của những bộ phận khác. Điều này có thể tạo nên sự thiếu thống nhất và gián đoạn thông tin giữa các phòng ban với nhau. Khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy lúng túng và nhiễu thông tin bởi vì không ai trong doanh nghiệp có thể nắm đầy đủ được nhu cầu và mong muốn của họ. 

Hệ thống quản lý khách hàng CRM sẽ giúp thống nhất tất cả các dữ liệu và giúp cho tất cả các bộ phận theo dõi được vòng đời của từng khách hàng họ đang chăm sóc. Các bộ phận sẽ cập nhật được tiến độ và công việc của các phòng ban khác nhau trong công ty. 

3. Không rõ ai là người chịu trách nhiệm cho vấn đề khách hàng đang gặp phải

Đôi khi, nhân viên sales sẽ rất ngại phải đứng ra nhận trách nhiệm với những khách hàng không chốt giao dịch thành công bởi vì đó "không phải nhiệm vụ" của họ. Tồi tệ hơn, bạn sẽ mất đi một cơ hội có được khách hàng trung thành bởi không ai chịu đứng ra liên lạc với họ cả.

Việc xây dựng tập khách hàng trung thành cần có nghệ thuật giữ chân khách hàng bài bản và CRM là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này. Nó hoạt động như 1 cơ sở dữ liệu tập trung và cung cấp một cách chính xác về mọi tương tác bạn có với các khách hàng.

Chúng nói chính xác cho bạn biết ai, ở đâu, và khi nào một khách hàng rơi vào tình trạng thiếu đi sự chăm sóc. Mục đích của tính năng này không phải để quy trách nhiệm về một ai, mà để vẽ nên một bức tranh rõ ràng cho bạn về những vấn đề còn phải hoàn thiện.

4. Khả năng phân tích dữ liệu kém

Bạn luôn có niềm tin rằng bạn hiểu về khách hàng của mình và đang làm mọi thứ để khiến họ hài lòng. Tuy nhiên, làm thế nào để thu thập thông tin một cách tối đa về khách hàng của mình?

Số dữ liệu bạn thu thập được càng ít, bạn càng không thực sự hiểu về họ. Một hệ thống CRM sẽ giúp bạn hiểu khách hàng hơn thông qua việc phân tích các dữ liệu và báo cáo tích hợp. Sử dụng các công cụ này, bạn có thể hiểu rõ hơn về thói quen mua sắm, nhân khẩu học, hành vi online của khách hàng và các sở thích cụ thể của họ bao gồm cả các phương thức truyền thông ưa thích. 

5. Mức độ hài lòng của khách hàng không cao

Trải nghiệm của khách hàng tồi tệ có thể là một trong những lý do khiến khách hàng rời bỏ doanh nghiệp của bạn và chọn đối thủ của bạn. Nếu như bạn nhận được tỉ lệ hài lòng thấp, khối lượng khiếu nại cao hơn, hoặc là phản hồi kém trong các khảo sát của khách hàng, đã đến lúc phải nhìn nhận lại vấn đề và đưa ra các giải pháp.

Với phần mềm CRM, bạn có thể quản trị trải nghiệm của khách hàng một cách có mục tiêu hơn. Ví dụ, những phần mềm CRM tốt nhất sẽ cho phép bạn kết nối những khách hàng qua điện thoại thông minh, mạng xã hội và thông qua email. Thực tế cho thấy, bạn sẽ tiết kiệm được một số nguồn lực trong quá trình này; một nghiên cứu cho thấy lượng sử dụng điện thoại thông minh tăng 14.6%, và số người sử dụng mạng xã hội tăng đến 11.8%.

6. Lỡ mất các cơ hội bán hàng với khách hàng tiềm năng

Nếu như bạn đang quản lý các khách hàng tiềm năng bằng cách thủ công, bạn có thể đang thiếu một quy trình rõ ràng cho việc nuôi dưỡng khách hàng và dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội bán hàng. 

Một hệ thống CRM (đặc biệt là khi được kết nối với phần mềm tự động hóa marketing) sẽ tự động hóa việc thông báo với nhân viên kinh doanh trong từng bước của hành trình khách hàng để họ kịp thời có những hành động phù hợp.

Không chỉ có vậy, những thông tin và tương tác được lưu trữ trong hệ thống sẽ giúp bạn theo dõi được lần cuối cùng quá trình nuôi dưỡng dừng ở đâu, tạo thêm giá trị cho mối quan hệ bạn đã xây dựng từ đầu. 

7. Các phần mềm bạn đang sử dụng không đáp ứng được sự tăng trưởng quá nhanh của công ty

Giờ đây các công ty nhỏ cũng có thể sử dụng CRM, nhất là khi họ đã sẵn sàng để phát triển. Khi băn khoăn giữa các công cụ/phần mềm, bạn thường tự hỏi "Làm thế nào để biết tôi đã chọn đúng nền tảng phù hợp với tốc độ phát triển của công ty?"

Đây là mối quan tâm chính đáng, vì nó liên quan đến số lượng nhân viên bạn có và khối lượng khách hàng bạn đang quản lý. Nhưng nhờ các mô hình phần mềm dịch vụ (Software-as-a-Service viết tắt là SaaS), hầu hết các hệ thống CRM có thể cùng phát triển và nâng cấp theo sự phát triển của công ty. Dù bạn chỉ bắt đầu với 2 nhân viên hay tăng dần lên 200, CRM thích ứng được với tất cả quy mô của công ty bạn.

mo hinh SaaS

Khi bạn sử dụng các giải pháp của phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM cho doanh nghiệp, bạn cần phải cân nhắc ưu và nhược điểm của việc áp dụng công cụ này. Điều quan trọng là phải xem xét những điểm yếu của hoạt động bán hàng truyền thống và quy trình marketing hiện tại để có các bước xây dựng chiến lược CRM hoàn hảo cho doanh nghiệp. Làm việc với hệ thống CRM giúp bạn dễ dàng hợp nhất các phòng ban, cải tiến và tùy biến trải nghiệm khách hàng từ đó tăng năng suất làm việc và tăng doanh số bán hàng.

Hệ thống CRM là phần không thể thiếu trong thời đại 4.0 công nghệ số với chức năng automation mang lại tối ưu chi phí và hiệu quả tăng cao. GrowSteak một đối tác Platinum của HubSpot phần mềm cung cấp giải pháp CRM cho các doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả cao. Đừng quên đăng ký theo dõi tài liệu miễn phí tại GrowSteak nhé.  

Tải miễn phí Ebook

 

Tags: PHẦN MỀM MARKETING

Bạn đã tải bộ Template này chưa?

Bộ Template này giúp bạn lập kế hoạch các chiến dịch Social Marketing hiệu quả và dễ dàng hơn.

10templates-01-1