<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

10 lý do nổi bật dẫn đến sự thất bại trong Marketing [Infographic]

By Minh Châu Lê

Marketing là hoạt động không thể thiếu của mỗi Doanh nghiệp, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực hay ngành hàng gì. Khi được thực hiện một cách chính xác và bài bản, marketing có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn, định vị công ty của bạn là top-of-mind trong tâm trí khách hàng và cuối cùng, đem đến những khách hàng tiềm năng và doanh số cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải lúc nào chiến dịch Marketing cũng hoạt động một cách hiệu quả.

Triển khai chiến dịch Marketing cho một Doanh nghiệp/thương hiệu không phải là một việc dễ dàng và đôi khi, bạn có thể thất bại từ những giai đoạn đầu tiên. 

Điều quan trọng ở đây là bạn phải thấy được hoạt động Marketing của bạn đang sai ở đâu từ đó tìm cách khắc phục và nâng cao hiệu quả. Và đó cũng là cách chúng tôi đảm bảo những hoạt động Marketing ở GrowSteak đang đi đúng hướng.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tránh được những lỗi sai cơ bản khi triển khai một chiến dịch Marketing đồng thời khắc phục những sai lầm mà Doanh nghiệp đang gặp phải.

Tại sao nỗ lực Marketing thất bại

  1.  Làm Marketing thiếu chiến lược 
  2.  Doanh nghiệp không hiểu khách hàng của mình 
  3.  Thiếu lời kêu gọi hành động (CTA)
  4.  Bạn đang sử dụng sai kênh Marketing
  5.  Nhắm mục tiêu không chính xác
  6.  Bạn không đủ kiên nhẫn
  7.  Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không hấp dẫn 
  8.  Bạn chưa đầu tư đủ
  9.  Quy trình mua hàng khó khăn 
  10.  Bạn không kiểm tra hoặc điều chỉnh khi chiến dịch vận hành

Chúng tôi luôn muốn nỗ lực Marketing của khách hàng thành công, vì vậy chúng tôi sẽ giúp bạn tránh những lỗi sai phổ biến khi làm Marketing ở dưới đây. Tuy nhiên, một chiến dịch Marketing thất bại đến từ vô vàn những nguyên nhân khác nhau và ở dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê những lỗi sai mà trong quá trình làm việc với khách hàng chúng tôi nhận thấy đây là những lỗi sai lớn và phổ biến nhất.

[INFOGRAPHIC] 10 Lý do chiến dịch Marketing của bạn không thành công (medium quality)

1. Làm Marketing thiếu chiến lược

“Failing to plan is planning to fail”

Lý do số một tại sao hoạt động Marketing của các Doanh nghiệp thường thất bại đó chính là do làm Marketing không có chiến lược cụ thể và rõ ràng.

Những doanh nghiệp như vậy thường chỉ đơn giản là thực hiện một số hoạt động Marketing đơn lẻ và rời rạc mà không suy nghĩ liệu nó có phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể của Doanh nghiệp.

Thay vì lãng phí tiền bạc cho các hoạt động Marketing riêng lẻ chỉ mang đến lợi nhuận trước mắt, cách hiệu quả nhất để hoạt động Marketing của Doanh nghiệp thành công là xác định mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp và từ đó xây dựng chiến lược Marketing giúp Doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đó.

Đọc thêm: Lên kế hoạch cho chiến lược Inbound Marketing của bạn 

2. Doanh nghiệp không hiểu khách hàng của mình

Lần cuối bạn nói chuyện với khách hàng là khi nào?

Lần cuối cùng bạn nhấc điện thoại hoặc gặp khách hàng của bạn để nói chuyện với họ là khi nào và bạn có hiểu những gì đang xảy ra trong cuộc sống và công việc của họ?

Nếu bạn đã không làm điều đó trong một thời gian thì tôi thực sự khuyên bạn nên dành thời gian làm việc này ngay bây giờ. Một trong những vấn đề lớn nhất của Marketing là bạn mất liên lạc với cơ sở khách hàng của bạn.

Việc hiểu được Khách hàng của mình là ai đồng thời thấu hiểu được nhu cầu và pain point của họ sẽ giúp bạn tạo ra những nỗ lực và thông điệp Marketing thu hút đúng người hoặc đúng doanh nghiệp.

Bạn càng hiểu khách hàng của mình, chiến dịch Marketing của bạn càng được cải thiện.

3. Thiếu lời kêu gọi hành động (CTA)

Khi nói đến Digital Marketing, bên cạnh việc làm truyền thông trên các mạng xã hội và làm tiếp thị nội dung, bạn cũng cần phải tập trung vào việc thúc đẩy khách hàng tiềm năng và bán hàng thông qua lời kêu gọi hành động. Điều tương tự cũng xảy ra trên các trang web. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy có nhiều doanh nghiệp triển khai chiến dịch Marketing mà không có lời kêu gọi hành động rõ ràng.

4. Bạn đang sử dụng sai kênh Marketing

Nếu doanh nghiệp của bạn làm Marketing thông qua kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn không sử dụng, họ sẽ không bao giờ nhận được những thông điệp Marketing của bạn.

Ví dụ: nếu bạn dành thời gian để làm truyền thông trên Facebook nhưng khách hàng tiềm năng của bạn lại là những Doanh nhân sử dụng LinkedIn là chủ yếu. Như vậy, họ sẽ không nhận được thông tin gì từ bạn.

Mấu chốt ở đây là bạn phải khám phá được Hành vi của khách hàng: họ thường tập trung nhiều ở kênh nào và họ nhận thông tin như thế nào. Họ có nhận thông tin online không? Họ có sử dụng mạng xã hội không? Và nếu có thì là mạng xã hội nào? Việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn đầu tư hoạt động Marketing vào đúng kênh.

5. Nhắm mục tiêu không chính xác

Đôi khi, chiến dịch Marketing của bạn không hiệu quả vì bạn nhắm mục tiêu sai đối tượng hoặc mục tiêu của bạn không đủ cụ thể. Bạn có thể đang sử dụng đúng kênh, nhưng nỗ lực marketing của bạn không đến đúng đối tượng. Vấn đề này khá phổ biến với việc chạy quảng cáo.

Chẳng hạn, quảng cáo Facebook sẽ giúp bạn thúc đẩy các bài đăng của bạn cực kì dễ dàng chỉ với một số tiền quảng cáo, nhưng cách tiếp cận đó không được nhắm mục tiêu đủ cụ thể. Nếu bạn đang tự hỏi tại sao bạn không thấy hiệu quả với quảng cáo trên Facebook của mình thì lý do có thể là vì bạn không nhắm mục tiêu quảng cáo đến đúng người.

Đọc thêm: Những lý do tại sao quảng cáo Facebook không hiệu quả (P.1)

6. Bạn không đủ kiên nhẫn

Đôi khi, chiến dịch Marketing không hiệu quả vì bạn đã từ bỏ nó quá nhanh, từ những giai đoạn đầu. Chúng tôi luôn nói với khách hàng rằng phải mất 6 đến 12 tháng để có thể nhìn thấy hiệu quả của chiến dịch Marketing một cách rõ ràng. Trong quá trình triển khai, bạn cũng có thể thấy được những thành công nhỏ sau mỗi giai đoạn tuy nhiên phải cần thời gian để thấy được thành công của cả chiến dịch gắn với mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp.

Và đó là lý do tại sao sự kiên nhẫn trong Marketing là rất quan trọng. Đừng từ bỏ chiến dịch Marketing của bạn sau tháng đầu tiên và mong đợi thấy tiền của bạn trở lại đúng cách. Hãy cho nó một chút thời gian.

7. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không hấp dẫn

Đôi khi, vấn đề của Doanh nghiệp không phải đến từ Marketing mà đến từ chính sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Nếu sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp bạn không hiệu quả thì một chiến dịch Marketing hiệu quả cũng không thể giúp bạn.

Nếu bạn có một chiến dịch Marketing hiệu quả, dĩ nhiên bạn vẫn sẽ có được những đơn hàng đầu tiên. Nhưng sau khi họ mua sản phẩm của bạn hoặc trải nghiệm dịch vụ của bạn, họ sẽ thất vọng và không bao giờ mua lại nếu doanh nghiệp của bạn không đáp ứng được những kỳ vọng mà hoạt động Marketing của bạn đã hứa.

Và, điều này không chỉ dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn phải chú ý đến cả dịch vụ khách hàng. Đôi khi, các công ty với một sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời cũng thất bại vì dịch vụ khách hàng của họ rất tệ.

Đây là lúc việc nói chuyện với khách hàng của bạn rất quan trọng. Bạn cần hiểu bạn có đang thực hiện những lời hứa của thương hiệu trong thông điệp Marketing không. Nếu không, thì bạn phải sửa lỗi này trước khi bắt đầu tập trung vào chiến dịch Marketing.

8. Bạn chưa đầu tư đủ

Đầu tư ở đây không chỉ nói về ngân sách cho chiến dịch Marketing của bạn.

Nếu chiến dịch Marketing của bạn không có được sự đóng góp đến từ các thành viên trong nhóm của bạn hay trong công ty thì bạn sẽ khó khăn hơn cho bạn để đạt được kết quả. Chiến dịch Marketing thành công đòi hỏi cả thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Bạn luôn phải sẵn sàng để dành các nguồn lực thích hợp cho nỗ lực này.

Và tuy nhiên, đôi khi, ngân sách cho Marketing của bạn quá nhỏ dẫn đến chiến dịch thiếu hiệu quả. Ví dụ: Khi bạn chạy quảng cáo, bạn phải trả cho mỗi lần nhấp của mình hiển thị trên một số từ khóa nhất định và bạn có thể phải chi tiêu nhiều hơn để có được mức độ hiển thị và tỷ lệ nhấp mà bạn mong muốn.

Vì vậy nên, bạn không thể mong đợi kết quả lớn nếu bạn không dành thời gian và tiền bạc để đạt được điều đó.

Nếu bạn muốn có một trang web tốt hơn giúp trải nghiệm mua hàng trở nên đơn giản hơn cho khách hàng của bạn, bạn có thể phải đầu tư một số tiền để thực hiện điều đó. Nếu Marketing là ưu tiên hàng đầu cho Doanh nghiệp của bạn thì bạn cần cung cấp cho Marketing ngân sách cần thiết để thực hiện các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

9. Quy trình mua hàng khó khăn

Sản phẩm/dịch vụ của bạn tuyệt vời. Chiến dịch Marketing của bạn cũng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu trải nghiệm mua hàng của bạn nhiều bước và khó khăn, họ sẽ không bao giờ mua sản phẩm của bạn.

Đã bao nhiêu lần bạn tìm thấy một sản phẩm tuyệt vời trên mạng, nhưng không mua nó vì quá trình mua quá khó khăn? Hoặc, bạn có thường xuyên cố gắng thuê một công ty nhưng quá trình này mất quá nhiều thời gian?

Điều này đã xảy ra với tôi nhiều đến nỗi tôi không thể đếm. Tôi chắc rằng bạn cũng đã trải nghiệm điều này. Chúng ta sống trong một thế giới nơi mọi người muốn có giải pháp tức thời cho vấn đề của họ. Bạn luôn phải ghi nhớ điều này khi thiết kế quy trình mua hàng của bạn.

Hãy suy nghĩ về những thông tin mọi người cần để đưa ra quyết định mua hàng và cung cấp cho họ điều đó. Sau đó, xem xét các cách bạn có thể loại bỏ những rào cản khỏi quy trình của mình để nó liền mạch và đơn giản.

10. Bạn đã không kiểm tra hoặc điều chỉnh khi chiến dịch vận hành

Mặc dù việc có một chiến lược Marketing từ đầu là rất quan trọng, nhưng nó cần phải linh hoạt. Chiến lược Marketing của bạn sẽ đóng vai trò là điểm khởi đầu và là bản hướng dẫn trong suốt quá trình triển khai, nhưng bạn phải sẵn sàng điều chỉnh nó nếu những hoạt động Marketing hiện tại của bạn không hiệu quả.

Đó là lý do tại sao việc đo lường rất quan trọng. Bạn cần theo dõi những gì đang hoạt động hiệu quả và những gì không để bạn có thể quyết định điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện. Việc theo đuổi một chiến lược Marketing không hiệu quả là vô nghĩa.

Bạn đã bao giờ có chiến dịch Marketing thất bại? Nếu có, hãy chia sẻ lý do với chúng tôi?

New Call-to-action

Tags: CHIẾN LƯỢC MARKETING, MARKETING AUTOMATION

Bạn đã tải Ebook này chưa?

Cuốn Ebook này bao gồm những bước bạn cần thực hiện để đạt sự liên kết giữa Sales & Marketing.

[EBOOK] - Sổ tay liên kết giữa Sales & Marketing-01