<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

6 thủ thuật tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trong inbound marketing

By Nguyệt Hằng

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) và phương pháp inbound marketing phải đi cùng với nhau như SEO cần có Google Analytics. Với bất cứ chiến lược marketing nào, mục đích cuối cùng vẫn là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu bạn cũng đang có mong muốn thực hiện tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho chiến lược inbound marketing hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp bạn nhưng chưa thực sự biết nên bắt đầu như thế nào, thì bạn đang tìm đến đúng bài viết rồi đó.

Dưới đây là 6 thủ thuật tối ưu tỷ lệ chuyển đổi bạn có thể áp dụng ngay lập tức để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy hiệu quả inbound marketing.

1. Bạn đã biết đến heatmap (biểu đồ nhiệt hành vi người dùng web) chưa? Nếu chưa biết hãy tìm hiểu và áp dụng nhé.

Hiện tại, phần mềm biểu đồ nhiệt hành vi người dùng web (heatmap) vẫn chưa quá thông dụng tại Việt Nam. Heatmap rất hữu ích với những dữ liệu cung cấp dựa trên việc theo dõi thực tế khách truy cập và xem xét quá trình khách hàng tiềm năng đi qua phễu chuyển đổi như thế nào. Bạn nên tìm hiểu và sử dụng phần mềm này, bởi vì nguồn dữ liệu tốt nhất và đúng nhất cho chiến lược marketing chính là những trải nghiệm của khách truy cập khi họ đang vào website của doanh nghiệp.

Heatmap truyền tải một bức tranh toàn cảnh về các hành vi nhấp chuột của người dùng trên một trang, qua đó marketer có thể nắm rõ được người dùng đang chú ý và hành động được điều hướng bởi phần thiết kế nào của trang web. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu và thử áp dụng heatmap thì bạn cần chú ý những điều sau:

Có những điều khách hàng không hiểu: Đôi khi sẽ có một vài yếu tố nào đó trên trang web của bạn, người dùng chưa hiểu rõ về nó và thực sự muốn click vào để tìm hiểu thêm nhưng bạn chưa có sẵn tài nguyên cho phần đó. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết mình bị lãng phí bao nhiêu lượt click của khách truy cập. Bạn có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi rất nhiều sau khi tạo thêm phần tài nguyên đó, giúp khách hàng thỏa mãn mong muốn của họ.

Nội dung người dùng mong muốn được thấy: Có phải các lượt nhấp chuột của khách truy cập đang nói cho bạn biết họ đang muốn loại xem content nào không? Bạn nghĩ rằng bạn đã setup trình tự website hướng về người dùng? Đôi khi người dùng lại suy nghĩ ngược hẳn lại đấy! Có thể điều họ cần lại không được bạn đặt ưu tiên lên những trang đầu tiên của website, có những nội dung ở những trang cuối trong lượt truy cập dường như lại nhận được lượng chú ý nhiều hơn của khách truy cập. Có thể là bạn sẽ phải nghĩ đến việc thử đặt thông tin này ở ngay phần đầu website đấy.

Ưu tiên đặt không đúng chỗ: Đôi khi thử nghiệm biểu đồ nhiệt hành vi người dùng web sẽ cho bạn thấy rằng khách hàng đang chú ý tới một nội dung nào đó mà bạn chẳng mấy chăm chút. Nếu website của bạn đang đặt slideshow ảnh trên trang chủ (homepage) thì hiệu quả của việc đặt slideshow sẽ là điều quan trọng đầu tiên bạn cần chú ý khi thử áp dụng heatmap cho website. Hãy tìm hiểu xem người dùng có thực sự động đến phần slideshow ảnh trên trang chủ?

Hubspot cũng chú ý đến yếu tố này khi áp dụng heatmap và họ nhận thấy rằng chỉ slide ảnh đầu tiên trên website mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, đến 90% trên tổng số lượt tương tác trên slideshow ảnh trên trang chủ. Nghĩa là người dùng không hề quan tâm tới các slide ảnh tiếp theo. Nếu sau quá trình test heatmap cũng cho kết quả tương tự đối với website của bạn, là đến lúc bạn nên tính toán thay đổi giao diện trang chủ, loại bỏ sildeshow hình ảnh và tạo ra một CTA thích hợp hơn.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Slide ảnh đầu tiên trên website chiếm đến 90% tỷ lệ chuyển đổi so với các slide ảnh còn lại

 

2. Đổi màu nút kêu gọi CTA

Nghe thì có vẻ việc làm này không mấy quan trọng nhưng màu của các nút kêu gọi hành động (CTA) trên trang web của bạn cũng có tác động đến tỷ lệ chuyển đổi đấy nhé. Đổi màu CTA và test hiệu quả cũng là một bước đơn giản để bắt đầu thực hiện CRO.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

 

 

Hầu hết các nền tảng CRO, chẳng hạn như Visual Website Optimizer sẽ hỗ trợ bạn thực hiện split test màu nút đơn giản hơn rất nhiều, dù không có dev hay designer vẫn có thể thực hiện được.

Nhiều marketer cho rằng nút CTA màu đỏ và màu cam có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Thực tế, HubSpot cũng đã test và nhận thấy rằng sử dụng độ tương phản trong màu sắc mang lại hiệu quả cao hơn là chỉ đơn thuần sử dụng nút màu đỏ hay màu cam.

 

3. Thực hiện A/B Testing tiêu đề landing page dùng chạy quảng cáo

Bất kỳ landing page nào cũng cần có một tiêu đề phù hợp. Với landing page dùng để chạy quảng cáo lại càng cần thiết hơn, bởi vì chúng ta phải trả tiền để có được người dùng nhấp vào quảng cáo của mình, vì vậy chúng ta nên cố gắng tận dụng tối đa lưu lượng truy cập đó.

Hầu hết các nền tảng CRO đều cho phép bạn test tiêu đề landing page dễ dàng. Việc khó khăn hơn cần phải làm là chọn tiêu đề phù hợp. Khi bạn tạo ra các lựa chọn về tiêu đề, tìm kiếm nhanh của Google sẽ tiết lộ vô số công thức tiêu đề mà bạn có thể test hiệu quả.

Một lời khuyên về cách viết tiêu đề: học từ những điều tốt nhất. Bạn có thể tham khảo và tìm đọc những tài liệu của David Ogilvy, một thiên tài viết quảng cáo. Học hỏi từ các tiêu đề bán chạy nhất của ông, bạn sẽ nhận thấy rằng có một công thức rõ ràng để thành công. Tuy nhiên, phải lồng ghép nhiều mẹo để tạo ra những tiêu đề quảng cáo không bao giờ lỗi thời.

Khi tạo các tùy chọn để test tiêu đề cho landing page, hãy để ý và tạo tiêu đề theo một trong những nguyên tắc sau:

Tiêu đề tập trung vào lợi ích: Các tiêu đề truyền đạt lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Chẳng hạn như: “Tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng nhanh chóng, hiệu quả với inbound marketing.”

Tiêu đề mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ: Tiêu đề cho khách hàng biết sản phẩm hoặc dịch vụ là gì. Ví dụ. “Các dịch vụ chuyển đổi được tối ưu hóa inbound marketing”.

Tiêu đề gây xúc động hoặc gây cảm xúc cho người đọc: tiêu đề cố gắng thu hút người đọc ở mức độ cảm xúc nào đó, thường mô tả cảm giác của khách hàng khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ: “Bạn chắc chắn sẽ phấn khích khi biết điều này”

Tiêu đề khớp với nội dung quảng cáo: Đặc biệt khi dùng quảng cáo trả tiền, nhiều marketer áp dụng phương pháp đặt tên tiêu đề cho quảng cáo và cho landing page theo từ khóa tìm kiếm của người dùng. Phương pháp này vừa đơn giản vừa mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt. Ví dụ: để thu hút những người tìm kiếm theo “dịch vụ inbound marketing”, bạn có thể đặt tiêu đề cho cả quảng cáo PPC và landing page là “dịch vụ inbound marketing”.

Đọc thêm: Tối ưu hóa Landing Page để tạo khách hàng tiềm năng

 

4. Thực hiện split test landing page để check lượng truy cập

Split test khác với A/B testing. Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, một điểm khác biệt hữu ích là sử dụng thuật ngữ Kiểm tra phân tách (split test) khi bạn đang kiểm tra các thiết kế khác nhau, trong khi sử dụng A/B Testing (A/B testing) để chỉ khi bạn thử nghiệm hai phiên bản của một yếu tố cụ thể nào đó của trang (ví dụ: thử nghiệm 2 tùy chọn tiêu đề landing page).

Sau khi đã nắm rõ về cách khách truy cập của bạn trải nghiệm trang và các chủ đề thu hút họ nhiều nhất, bạn có thể bắt đầu tạo và thực hiện split test thiết kế landing page mới.

Ngoài việc áp dụng những điều học được để thiết kế landing page mới, hãy xem xét nhân cơ hội này để trả lời các câu hỏi chính khác có thể có hoặc test một yếu tố thiết kế tập trung vào chuyển đổi mới (như, mẹo dùng một bức ảnh với một người hay nhiều người đang chú ý đến nút CTA).

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

 

Sẽ rất xứng đáng với công sức của bạn, test landing page thành công thường dẫn đến lợi ích nhân đôi.

Và, trong khi chọn landing page được truy cập nhiều nhất để test có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất trong mọi trường hợp, đối với nhiều thương hiệu, lợi ích của việc đạt được kết quả thống kê sau quá trình test sẽ vượt xa rủi ro nhận thấy khi kiểm tra trang đạt lượng truy cập cao.

 

5. Cải thiện dòng chủ đề email để cải thiện tỷ lệ mở Email

Dòng tiêu đề chính là chủ đề của email đó. Thường các marketer dành đến 80% công sức vào việc tạo một chủ đề email.

Thật sự rất lãng phí nếu họp team hàng giờ để đưa ra một ưu đãi rất hấp dẫn nhưng lại gửi email cho khách hàng với dòng chủ đề chả mấy hấp dẫn, chả ai buồn click xem. Hãy suy nghĩ thật đơn giản, hãy tạo các thông điệp kích thích người dùng hành động. Chủ đề email chính là yếu tố chính giúp tăng tỷ lệ mở.

Ngoài các công thức viết chủ đề email đã được áp dụng rộng rãi, hãy test thêm một số cách tiếp cận dòng chủ đề khác nhau. Ví dụ, ngoài việc tránh lạm dụng công thức quá nhiều, cá nhân hóa dòng chủ đề email thường là một cách tuyệt vời để tăng tỷ lệ mở email. Nhưng khi cá nhân hóa email hãy chú ý xưng hô với các liên hệ mà bạn chưa có thông tin đầy đủ nhé.

Đọc thêm: 10 quy tắc vàng trong email marketing

Một cách hay nữa là sử dụng biểu tượng cảm xúc trong dòng chủ đề email. Tất nhiên cách này sẽ không phù hợp với một số thương hiệu.

 

6. Hãy thử một chuỗi nuôi dưỡng hoàn toàn khác

Để làm được cách này bạn phải có một số kinh nghiệm về inbound marketing và bạn đã thực hiện một chuỗi nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Thật không may, rất nhiều inbound marketer coi các trình tự nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng như là một bài tập tập hợp và quên nó nhanh chóng rồi quay sang chú ý một số khía cạnh, quyến rũ hơn của inbound marketing.

Hãy kiểm tra trình tự nuôi dưỡng khách hàng của bạn thường xuyên hơn. Rất có thể, bạn sẽ học được nhiều hơn về doanh nghiệp của bạn và đúc thêm được một số kinh nghiệm về marketing hơn là thời điểm bạn bắt đầu thực hiện chiến lược nuôi dưỡng. Hơn nữa, bạn có thể có nhiều nội dung để tạo dựng hơn khi bạn bắt đầu. Hãy quay lại, hỏi những câu hỏi khó về sự phản đối và sự tò mò mà khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn khác nhau trong buyer’s journey và tạo ra một chuỗi nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng mới từ đầu.

Không nên cảm giác rằng bạn phải tuân thủ cấu trúc một cách cứng nhắc trình tự nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (số lượng email, thời gian, v.v.).

Hãy thử bắt đầu với một chiến dịch nuôi dưỡng hoàn toàn mới. Có vẻ rất nhiều marketer làm theo phương pháp inbound thực hiện chuỗi nuôi dưỡng đầu tiên thường cung cấp cho khách hàng quá ít thông điệp và lại còn khoảng cách thời gian xa. Nếu bạn cũng đang áp dụng như vậy, hãy thử tích hợp một số bài blog hoặc case study gần đây vào trình tự nuôi dưỡng của bạn để tăng số lượng thông điệp lớn tới hơn 50%.

 

Bạn có thể bắt đầu lại ngay từ hôm nay

Nếu bạn đã đọc bài viết tới đây thì có lẽ bạn đã để ấp ủ việc áp dụng CRO từ rất lâu rồi. Vậy thì bạn nên bắt đầu CRO ngay đi!

Dưới đây là 6 thủ thuật ​​CRO của GrowSteak ghi nhận mang lại hiệu quả cao:

  1. Bắt đầu tìm hiểu với biểu đồ nhiệt hành vi người dùng web: lấy dữ liệu người dùng thực để theo dõi và phân tích hành vi của họ trong suốt quá trình họ đi vào phễu.
  2. Kiểm tra màu của nút nằm đối diện với trang web chính.
  3. Thực hiện chạy thử nghiệm A/B testing các tiêu đề landing page dùng chạy quảng cáo
  4. Thực hiện kiểm tra phân tách split test landing page để đo lượng truy cập của từng mẫu thiết kế khác nhau
  5. Hãy xem xét kỹ các dòng chủ đề email của bạn và thử một cái gì đó khác biệt
  6. Rà soát, bổ sung và chỉnh sửa trình tự email nuôi dưỡng

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi sẽ trả cổ tức ngay lập tức trong khi cho các nỗ lực marketing inbound trong tương lai của bạn cơ hội tốt nhất để thành công. Vì vậy, hãy test 6 thử điều trên, làm quen với CRO để áp dụng inbound marketing hiệu quả hơn.

Bạn mong muốn cập nhật các bài viết và tài liệu hữu ích về marketing và sales? Hãy để lại email trong form bên dưới, GrowSteak sẽ gửi cho bạn các thông tin, tài liệu phù hợp với bạn nhất nhé.

Tags: INBOUND MARKETING, OPTIMIZATION

Bạn đã tải bộ Template này chưa?

Bộ Template này giúp bạn lập kế hoạch các chiến dịch Social Marketing hiệu quả và dễ dàng hơn.

10templates-01-1