<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=455820884788908&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
read

Growth Hacking - Bí quyết tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp

By Vân Anh Nguyễn

Growth Hacking là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ những chiến lược tập trung vào tăng trưởng cho doanh nghiệp. Thuật ngữ này thường được dùng cho những startup đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển, và họ đang cần tăng trưởng ở mức tối đa trong một khoảng thời gian ngắn và với ngân sách nhỏ.

Mục tiêu của chiến lược Growth Hacking nhìn chung là để thu hút được nhiều người dùng hoặc khách hàng nhất có thể với một khoản ngân sách ít ỏi nhất. Thuật ngữ Growth Hacking lần đầu tiên được nhắc đến bởi Sean Ellis, nhà sáng lập và CEO của GrowthHackers.

Bài viết này sẽ đưa đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về Growth Hacking và tại sao nó lại được ví như một bí kíp cho sự tăng trưởng thần kỳ của doanh nghiệp. 

Đăng ký tham dự hội thảo về xây dựng chiến lược tăng trưởng dành cho lãnh đạo cấp cao và tìm kiếm những giải pháp tăng trưởng đến từ những chuyên gia trong lĩnh vực tại đây!

scalable growth strategy

Chân dung của một Growth Hacker?

Một Growth Hacker là bất cứ ai sử dụng những chiến lược sáng tạo và tiết kiệm chi phí để giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng hơn. Một số người đánh đồng Growth Hacker với Growth Marketer. Tuy nhiên, bất cứ ai liên quan đến sản phẩm dịch vụ, từ quản lý sản phẩm cho đến các kỹ sư, đều có thể là một Growth Hacker.

Growth Hacker thường là những người có tính sáng tạo và có kỹ năng phân tích:

  • Growth Hacker tập trung vào những chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp.
  • Họ sáng tạo ra, chú trọng vào, và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng khác nhau.
  • Họ phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến lược

Một Growth Hacker giỏi sẽ là người biết cách đặt mục tiêu, chọn kênh để thu hút khách hàng, đẩy mạnh chiến lược, đo lường hiệu quả và sau đó là nhân rộng quy mô tăng trưởng.

Growth Hacking hoạt động như thế nào?

Đối với mỗi công ty, quan trọng nhất khi triển khai Growth Hacking là trả lời được câu hỏi vì sao doanh nghiệp cần tăng trưởng, và tìm mọi cách có thể để làm cho doanh nghiệp thực sự tăng trưởng.

Nhiều doanh nghiệp startup sử dụng mô hình phễu AARRR như một công thức cho sự tăng trưởng. Mô hình này của Dave McClure bao gồm các giai đoạn: Acquisition (thu hút), Activation (thực hiện), Retention (giữ chân khách hàng), Referral (được khách hàng giới thiệu) và Revenue (doanh thu)

mô hình AARRR
 

Một số doanh nghiệp khác cho rằng phần quan trọng nhất của Growth Hacking là gia tăng độ nhận biết thương hiệu. Tuy vậy dù là quan điểm nào đi chăng nữa thì mục tiêu chung của việc triển khai Growth Hacking vẫn là đem lại nhiều traffic, đưa khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự, và thỏa mãn họ để họ trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu.

Làm thế nào để bắt đầu chiến lược Growth Hacking?

Sau đây là một ví dụ về cách mà một doanh nghiệp có thể bắt đầu với Growth Hacking.

Đầu tiên, hãy tạo ra sản phẩm và kiểm nghiệm lại để đảm bảo tính hữu dụng của nó với khách hàng, và họ sẽ sẵn lòng trả tiền để mua sản phẩm đó. Điều này sẽ giúp bạn thu thập nhiều dữ liệu về khách hàng để từ đó hiểu hơn về chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó đặt mục tiêu và chiến thuật phù hợp cho Growth Hacking.

Cập nhật những dữ liệu và phản hồi của người dùng thường xuyên, và liên tục lắng nghe ý kiến khách hàng để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng. Đồng thời, hãy quảng bá sản phẩm của bạn để tiếp tục tăng trưởng, và theo dõi sự thành công của các kết quả. Sử dụng A/B testing hay các công cụ tối ưu chuyển đổi khác đều rất cần thiết khi thực hiện Growth Hacking.

Chiến lược Growth Hacking

Hầu hết các chiến lược Growth Hacking được phân thành 3 nhóm:

Dựa trên những chiến thuật cụ thể được sử dụng, content marketing có thể là một cách tiết kiệm chi phí để truyền bá thương hiệu. Các hoạt động content marketing điển hình bao gồm:

  • Viết blog để chia sẻ những nội dung có giá trị
  • Viết blog cho trang khác (guest blogging)
  • Sáng tạo nội dung trên mạng xã hội
  • Viết ebook và các tài liệu khác
  • Sản xuất podcast
  • Tổ chức hội thảo trực tuyến
  • Tổ chức các cuộc thi và giveaways
  • Mời các blogger đánh giá sản phẩm của bạn
  • Tham gia các nhóm, diễn đàn
  • Influencer marketing (mời người nổi tiếng marketing cho sản phẩm)
  • Email marketing
  • Tối ưu hóa SEO (công cụ tìm kiếm)
growth hacking bằng content marketing

 

Xem thêm: Xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả hơn với Hubspot (phần 1)

Marketing cho sản phẩm (product marketing) là những chiến lược làm cho sản phẩm của bạn hấp dẫn hơn, từ đó tăng số lượng khách hàng và người sử dụng, bao gồm:

  • Tạo cảm giác sợ bỏ lỡ (FOMO - fear of missing out) bằng cách chỉ cho đăng ký nếu được mời
  • Làm cho quá trình sử dụng sản phẩm của người dùng trở nên thú vị và vui vẻ hơn
  • Tạo những động lực và phần thưởng để khách hàng giới thiệu sản phẩm cho người quen
  • Affiliate marketing

Ngoài ra, Growth Hacker cũng có thể sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội và PPC (pay-per-click) để quảng bá cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về Growth Hacking

Một số ví dụ về các doanh nghiệp thành công Growth Hacking bao gồm:

  • Dropbox: Tặng thêm dung lượng bộ nhớ cho những khách hàng cũ giới thiệu cho các khách hàng mới.
  • Hotmail: Thêm quảng cáo kêu gọi mọi người đăng ký tài khoản mới vào mỗi một email gửi đi.
  • AirBnB: Sử dụng Craigslist để tìm kiếm và quảng bá đến những người đang tìm chỗ ở.

Trên đây là cái nhìn tổng quan nhất về Growth Hacking - Bí quyết tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp. Để áp dụng mô hình tăng trưởng và tìm kiếm các giải pháp tăng trưởng phù hợp cho doanh nghiệp, hãy đăng ký tham dự hội thảo với sự quy tụ của những chuyên gia hàng đầu đến từ HubSpot, GrowSteak, Rever,... diễn ra vào ngày 5/12 tới đây.

scalable growth strategy

Tags: CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG, GROWTH HACKING

Bạn đã tải Ebook này chưa?

Cuốn Ebook này bao gồm những bước bạn cần thực hiện để đạt sự liên kết giữa Sales & Marketing.

[EBOOK] - Sổ tay liên kết giữa Sales & Marketing-01